Độc quyền của Thanh Niên: Cơ quan giáo dục Úc nói gì về vụ du học sinh Việt mất tích?
Tại đây, Ban liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 đã đầu tư xây dựng nhà bia di tích lịch sử Chư Bồ - Đức Cơ với diện tích 269 m2, bao gồm các hạng mục như tường bao, nhà bia, bia di tích… Công trình được khánh thành nhân dịp 45 năm kỷ niệm chiến thắng Chư Bồ - Đức Cơ (18.1.1973 - 18.1.2018).Những món Việt báo Mỹ khuyên du khách nên 'mạo hiểm' thử
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
IELTS: Thí sinh Việt Nam có thể thi lại một kỹ năng chưa ưng ý
Năm 2025 là một năm khá đặc biệt với học sinh lớp 12 trong bối cảnh có nhiều thay đổi trong giáo dục và nhiều chuyển động từ cuộc sống. Học sinh lớp 12 năm nay không tránh khỏi lo lắng khi vừa thi theo chương trình mới, cách ra đề thi tốt nghiệp THPT 2025 thay đổi, lại vừa xoay xở khi đợt ôn thi nước rút lại là thời điểm thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm. Việc chọn ngành nghề cũng ít nhiều bị ảnh hưởng dưới sự sự phát triển công nghệ, trí tuệ nhân tạo…Trong thời điểm này, Chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên thực hiện càng có ý nghĩa với các học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học để chọn ngành học phù hợp.
Tại một buổi nói chuyện về nghệ thuật tổ chức cuộc sống hôn nhân, gia đình do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào tháng 12.2024, tiến sĩ Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, đã đặt ra câu hỏi: "Tương lai, liệu thế hệ Alpha có hỏi ba mẹ rằng tại sao con phải giao tiếp với con người?". Câu hỏi này khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn.Theo tiến sĩ Tô Nhi A, thế hệ Alpha – những đứa trẻ lớn lên trong thời đại công nghệ số – đang dần quen với việc giao tiếp qua điện thoại, AI... Trẻ cảm thấy nói chuyện với ba mẹ không còn thấy vui, đặc biệt trong bối cảnh các bậc phụ huynh thường thiếu kiên nhẫn hoặc không đáp ứng được nhu cầu trò chuyện của con. "Mẹ nào nhẫn nại thì nhẹ nhàng bảo: "Con tự chơi nha, mẹ mệt lắm", Nhưng mẹ nào không tích cực thì sẽ cấm đoán hoặc la mắng ngay từ câu hỏi thứ hai của con", tiến sĩ Tô Nhi A nói.Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ một câu chuyện thực tế về chính con trai mình, hồi cậu bé học lớp 2. Từ khi nhà chị có tivi thông minh điều khiển bằng giọng nói, cậu bé bắt đầu quen với việc "trò chuyện" với Google. Một lần, trong niềm vui khi bà ngoại sắp lên chơi, cậu bé hớn hở nói với Google: "Bà ngoại của mình sắp lên nhà mình chơi đó. Bạn có bà ngoại không?"Bất ngờ thay, Google đáp lại bằng một giọng rõ ràng và ấm áp: "Chúc mừng bạn! Niềm vui sum họp gia đình là điều rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi không có bà ngoại. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng khác là "họ hàng" của tôi như Gmail, Google maps…"Hứng thú, cậu bé tiếp tục hỏi: "Bạn có bạn học không? Trong lớp của mình có bạn Quang Anh đó". Google trả lời: "Xin lỗi bạn, tôi không đi học nhưng tôi có "bạn học". Chúng tôi được các kỹ sư của Google dạy mỗi ngày".Cuộc trò chuyện kéo dài qua nhiều câu hỏi khác nhau. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ rằng "bạn" Google không hề tỏ thái độ bực bội, luôn kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của cậu bé, kể cả khi cậu hỏi về tên của từng bạn trong lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy AI thú vị và dễ chịu hơn so với việc trò chuyện với người thật, bởi người lớn thường thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng.Chị Huỳnh Thủy (37 tuổi), cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết chị từng bàng hoàng khi nghe cậu con trai 12 tuổi thốt lên: "Mẹ khỏi trả lời, để con nhờ AI giải thích nhanh hơn". "Mình cũng biết AI nhưng không ngờ con trai lại xem ứng dụng AI này như bạn bè. Bé dùng AI để làm bài tập, tâm sự, hỏi ý kiến từ chuyện học hành đến bạn bè. Điều này khiến mình vừa bất ngờ, vừa lo lắng vì cảm giác như bản thân đang "thua" một cỗ máy trong việc trò chuyện với con", chị Thủy nói.Trong thời đại công nghệ, việc giới trẻ sử dụng AI như một công cụ để học tập và giải trí không còn xa lạ. Tuy nhiên, ngày càng có phụ huynh nhận ra con cái đang dần lệ thuộc vào AI để giao tiếp và tìm sự an ủi thay vì trò chuyện với gia đình. Anh Nguyễn Hữu Long (34 tuổi), ngụ khu dân cư Gia Hòa, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng: "Con trẻ thích sử dụng AI để hỏi vì AI phản hồi nhanh chóng, tuy nhiên câu trả lời đâu phải lúc nào cũng chính xác và an toàn. Các em nhỏ có thể không đủ khả năng để phân biệt đâu là thông tin chính xác và đâu là quan điểm sai lệch. Theo mình, phụ huynh nên hiểu và đồng hành cùng con, biến AI thành công cụ chung để cả nhà cùng trò chuyện, sau đó giải thích cho con biết. Điều này giúp trẻ thấy ba mẹ không "lạc hậu", mà là người bạn đáng tin cậy".Câu chuyện này đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm: khi trẻ em ngày càng thân thiết với AI, liệu chúng có dần xa rời mối quan hệ thực với cha mẹ? Theo tiến sĩ Tô Nhi A, để trẻ gắn bó và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn và lắng nghe con một cách chân thành ngay từ khi còn nhỏ."Nếu ba mẹ không chịu lắng nghe, không kiên nhẫn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Lâu dần, các em sẽ tìm đến AI, nơi luôn trả lời mọi câu hỏi mà không phán xét hay trách mắng", tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ.Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái trong gia đình, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Những lời trách mắng vô cớ hoặc thiếu sự đồng cảm chỉ khiến trẻ ngại ngùng, xa cách. Trẻ cần cảm nhận rằng cha mẹ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự quan tâm đến những trải nghiệm và cảm xúc của mình."Thứ xử lý duy nhất chính là lòng bao dung, thấu hiểu lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị đặc biệt của giao tiếp con người. Đây là điều mà AI không thể thay thế. Phụ huynh cần trở thành người đồng hành đáng tin cậy, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạn chế phụ thuộc vào những "người bạn ảo" như ChatGPT, Google…", tiến sĩ Tô Nhi A nói.
Không gian mở trong ngôi nhà có thiết kế hiện đại tràn đầy sự thân thiện
Liên quan đến vụ tai nạn ô tô lao xuống sông ở Nam Định khiến 7 người chết, 2 người bị thương xảy ra chiều 30.1, bước đầu, cơ quan chức năng xác định, tài xế di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống sông, không va chạm với phương tiện khác.Hai ngày nay, vụ tai nạn nghiêm trọng cũng được chia sẻ trên khắp mạng xã hội, đa số người dân đều bày tỏ sự xót xa, thương tiếc cho các nạn nhân. Cũng trong chiều 30.1, một bức ảnh chụp gia đình 8 người tại khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo (TP.Nam Định) được lan truyền trên mạng xã hội, những người lan truyền cho rằng đây là các nạn nhân trong vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại xã Nam Vân (TP.Nam Định).Trên thực tế, 8 người trong bức ảnh trên không phải là nạn nhân trong vụ việc. Trao đổi với Thanh Niên, chị Trần Thu Hà (31 tuổi, trú tại TP.Nam Định) cho biết, cuộc sống của gia đình bị đảo lộn từ khi bị hiểu nhầm."Khoảng 20 giờ ngày 30.1, tôi bất ngờ được người thân gửi ảnh, sau đó cũng có nhiều người điện đến hỏi thăm tình hình nên gia đình rất hoảng hốt và bối rối. Chuyện này khiến ngày tết của gia đình chúng tôi kém vui", chị Hà nói.Chia sẻ về bức ảnh bị hiểu nhầm, chị Hà kể, gia đình chị sống gần tượng đài Trần Hưng Đạo, ngày mùng 1 tết cả nhà đi du xuân nên ghi lại khoảnh khắc đó rồi đăng lên mạng xã hội. Chị Hà không hiểu lý do vì sao bức ảnh nhà chị có 8 người trong khi vụ tai nạn là 9 người nhưng lại bị cho rằng đó là gia đình mình."Tôi đã đăng tải thông tin đính chính trên trang Facebook cá nhân và liên hệ với một số fanpage xóa đi nhưng tốc độ lan truyền chóng mặt nên không làm gì được. Tôi hy vọng thông tin sai lệch được xóa đi để cuộc sống của gia đình trở lại bình thường", chị Hà nói thêm.Trước đó, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D., ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D.), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D.), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A.), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T.), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D.) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu, sức khỏe đã dần ổn định.